An English-language version of this blog post is available here.
Qua việc phân tích các bài viết tiếng Việt trên Facebook và nhiều nhóm nghiên cứu người Mỹ gốc Việt qua hai thế hệ và ở nhiều địa điểm, các nhà nghiên cứu tại Trung Tâm Thông Tin Công Chúng (Center for an Informed Public) của Đại học Washington đang tìm hiểu sự phức tạp của thông tin sai bao gồm: những chia cắt giữa các thế hệ khi tìm thông tin chính trị, những chấn động dai dẳng về di trú liên quan đến lịch sử và chính trị, và những rào cản ngôn ngữ làm nền cho độ nổi bật và ảnh hưởng của thông tin sai lệch lên người Mỹ gốc Việt.
Hai bài viết được bình duyệt và xuất bản gần đây trong tạp chí nghiên cứu Political Communication and the Proceedings of the ACM on Human-Computer Interaction (CSCW) sẽ đóng góp kiến thức ngữ cảnh nâng tầm hiểu biết văn hoá xã hội quanh việc thể hiện và bao gồm cộng đồng di dân và tị nạn trong những nghiên cứu về thông tin sai lệch xuyên quốc gia quanh các hệ thống kỹ thuật xã hội.
Trong bài viết “‘Chúng Ta Không Bàn Về Chính Trị’: Khi Chủng Tộc Và Sắc Tộc Là Các Thế Lực Nền Tảng Kiến Tạo Sự Nhiễu Loạn Thông Tin Trong Cộng Đồng Người Việt Ở Nước Ngoài” xuất bản ngày 24 tháng 4 trong Political Communication, bốn tác giả—ứng cử viên tiến sĩ Sarah Nguyễn và học giả hậu tiến sĩ Rachel Moran-Prestridge (trường Thông Tin UW), học viên tiến sĩ Trung-Anh Nguyen (trường Khoa Học Chính Trị Đại Học Duke) & học viên tốt nghiệp Linh Bui (trường Thiết Kế & Công Nghệ Cho Người UW)—chia sẻ các tìm kiếm cốt yếu trong nghiên cứu của họ về hậu quả của thông tin sai lệch ở cấp gia đình và cộng đồng.
Theo lời của họ trong Political Communication: “Nghiên cứu này làm rõ vì sao các nhà nghiên cứu thông tin sai cần chú trọng thêm những bất đồng trong việc tiếp cận thông tin và nhiều mối nguy làm các cộng đồng đã kém thế trở thành mục của thông tin mơ hồ và sự nhiễu loạn thông tin.”
Moran, Nguyễn và Bui cũng là đồng tác giả của một bài viết được bình duyệt “Gửi Tin Về Quê Nhà: Phân Tích Sự Lan Truyền Thông Tin Sai Lệch giữa Việt Nam và Cộng Đồng Người Nhập Cư Ở Mỹ Trong Cuộc Bầu Cử 2020” (“Sending news back home: Misinformation lost in transnational social networks”) xuất bản trong Proceedings of the ACM on Human-Computer Interaction (CSCW) ngày 16 tháng 4.
“Nghiên cứu về thông tin sai trước kia tập trung quá mức vào các cộng đồng nói tiếng Anh. Từ đó mà thông tin sai sinh sôi nảy nở, gần như không kiểm soát, trong các ngữ cảnh không nói tiếng Anh, hình thành sự kém hiểu biết về các cấu trúc và ảnh hưởng của thông tin sai lệch trong cộng đồng kém thế và dân nhập cư,” các tác giả nêu trong bài viết. “Qua mã hóa định tính dữ liệu mạng xã hội và phương cách lấy cảm hứng phân tích quy nạp theo chủ đề, chúng tôi điều tra những cách thông tin sai lệch nảy nở trên các trang mạng xã hội, chẳng hạn như Facebook, và nhiều loại nội dung thông tin lẫn mẫu thông tin sai lệch cụ thể lan truyền trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài mùa bầu cử Hoa Kỳ 2020.”
Nghiên cứu này, với trợ cấp từ Quỹ Sáng Tạo CIP và Học Viện Dữ Liệu, Dân Chủ và Chính Trị của Đại Học George Washington, có thông tin đến từ sự hợp tác với nhiều tổ chức như Việt Kiểm Tin, Người Thông Dịch và các chương trình kiểm tin kèm phân tích truyền thông trực tuyến do cộng đồng lập nên trong tiếng Việt và Anh.
Một phần công trình này cũng giúp tác phẩm Dòng Triều Đổi Thay được xuất bản trong tiếng Việt và Anh, một truyện tranh ngắn kết hợp dữ liệu nghiên cứu để dựng cốt truyện hư cấu. Thành phẩm này có sự góp sức của học viên đang theo chương trình ưu tú UW, Celestine Le, và cựu nữ học viên trường Mỹ Thuật UW, Anh Nguyen. Nghiên cứu trong tương lai sẽ dùng các phương tiện có cốt truyện cụ thể, như truyện tranh ngắn, làm trung gian cho những đối thoại về thông tin mơ hồ. Xin quý vị hãy tìm đến các cơ hội tham gia cùng cộng đồng xung quanh Dòng Triều Đổi Thay!